ĐĂNG KÝ
0

NGƯỜI TIỂU ĐƯỜNG CÓ ĐƯỢC SỬ DỤNG YẾN HỦ ?

Hiện nay, bệnh tiểu đường ( đái tháo đường) đang ngày càng có xu hướng trẻ hoá. Rất nhiều người trẻ mắc phải mà phần nguyên nhân lớn nằm ở vấn đề ăn uống. Nên việc, ăn gì, bổ sung gì và ăn uống sao cho lành mạnh để phòng, tránh bệnh tiểu đường luôn được quan tâm. Đối với người đang mắc bệnh tiểu đường, việc ăn uống kiêng khem là điều nhất định phải thực hiện.

Bệnh tiểu đường là gì ?

Đái tháo đường hay còn gọi là tiểu đường, là bệnh rối loạn chuyển hóa đặc trưng với biểu hiện lượng đường ở trong máu luôn ở mức cao hơn so với bình thường do cơ thể thiếu hụt về tiết insulin hoặc đề kháng với insulin hoặc cả 2, dẫn đến rối loạn quan trọng về chuyển hóa đường, đạm, mỡ, chất khoáng.

Khi mắc bệnh tiểu đường, bệnh nhân không thể tự chuyển hóa các chất bột đường từ các thực phẩm ăn vào hàng ngày để tạo ra năng lượng, lâu dần gây nên hiện tượng tăng dần lượng đường tích tụ trong máu. Nếu lượng đường trong máu luôn ở mức cao sẽ làm gia tăng các nguy cơ bệnh lý tim mạch, đồng thời gây tổn thương ở nhiều cơ quan bộ phận khác như thần kinh, mắt, thận và nhiều bệnh lý nghiêm trọng khác.

Bệnh tiểu đường có 2 thể chính :

  • Tiểu đường tuýp 1
  • Tiểu đường tuýp 2

Nguyên nhân gây bệnh:

Nguyên nhân gây nên tiểu đường tuýp 1

Tiểu đường tuýp 1 do tế bào beta của tuyến tụy bị phá hủy nên người bệnh không còn hoặc còn rất ít insulin, 95% do cơ chế tự miễn (tuýp 1A), do hệ miễn dịch tấn công nhầm và phá hủy các tế bào sản xuất insulin có trong tuyến tụy, khiến bệnh nhân không có hoặc có ít insulin, dẫn đến lượng đường tích lũy trong máu thay vì di chuyển đến các tế bào, 5% không rõ nguyên nhân (tuýp 1B).

Nguyên nhân gây nên tiểu đường type 2

Nguyên nhân của bệnh tiểu đường type 2 vẫn chưa được làm rõ, một số trường hợp ghi nhận bệnh có di truyền. Bên cạnh đó, tình trạng thừa cân béo phì cũng có liên hệ chặt chẽ với bệnh, tuy nhiên cần phân biệt không phải ai thừa cân cũng đều mắc bệnh tiểu đường type 2.

Một số yếu tố nguy cơ có thể dẫn đến tiểu đường type 2 gồm:

  • Tiền sử gia đình có bố mẹ, anh chị em ruột, con mắc bệnh tiểu đường.
  • Tiền sử bản thân từng bị tiểu đường thai kỳ.
  • Tiền sử bệnh tim mạch do xơ vữa động mạch
  • Tăng huyết áp.
  • Ít hoạt động thể lực
  • Thừa cân, béo phì.
  • Bị rối loạn dung nạp đường hay rối loạn đường huyết đói
  • Phụ nữ bị hội chứng buồng trứng đa nan

Phương pháp điều trị bệnh tiểu đường

Hiện nay có rất nhiều phương pháp điều trị bệnh tiểu đường. Trong đó, việc điều chỉnh chế độ ăn uống hàng ngày cùng với thiết lập chế độ thể dục thể thao hợp lý kết hợp theo dõi tình trạng bệnh lý thường xuyên là những việc làm quan trọng nhất mặc dù ở thể bệnh nào.

Ở thể tiểu đường tuýp 1, bệnh nhân được chỉ định dùng insulin trong suốt quãng đời còn lại vì cơ thể đã không còn khả năng tự sản xuất insulin.

Ở thể tiểu đường tuýp 2, nếu bệnh nhân không cải thiện được tình trạng tăng lượng đường trong máu bằng chế độ dinh dưỡng và tập luyện thể dục hàng ngày, bệnh nhân có thể sử dụng thuốc điều trị tiểu đường dạng uống hoặc tiêm để ổn định lượng đường trong máu.

Để bệnh không tiến triển nặng, bệnh nhân tiểu đường cần có kế hoạch theo dõi lượng carbohydrate, cũng như hạn chế sử dụng các loại thực phẩm chế biến sẵn, ít chất xơ; nên ăn nhiều rau xanh, các loại thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp.

Cần lưu ý rằng, bệnh tiểu đường có thể thay đổi và tiến triển khác nhau ở từng thời gian, do đó bệnh cần được thăm khám, đánh giá chính xác tình trạng hiện tại để có kế hoạch điều trị thích hợp và hiệu quả. Do đó, bệnh nhân cần thăm khám định kỳ và tuân thủ đúng chỉ định điều trị của bác sĩ.

Phòng ngừa bệnh tiểu đường

Không thể phòng ngừa được bệnh tiểu đường tuýp 1, nhưng bệnh nhân hoàn toàn có thể giảm bớt nguy cơ bệnh tiến triển thành tiểu đường tuýp 2 bằng cách điều chỉnh chế độ ăn uống hàng ngày, có kế hoạch tập luyện thể chất đều đặn, hợp lý.

1. Chăm sóc bệnh nhân tiểu đường

1.1. Chế độ ăn uống

Chế độ ăn uống đóng vai trò cực kỳ quan trọng, giúp bệnh nhân tiểu đường kiểm soát bệnh.
Nguyên tắc cơ bản trong chế độ ăn bệnh tiểu đường: đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng, không làm tăng đường huyết nhiều sau ăn, không làm hạ đường huyết xa bữa ăn nhằm duy trì hoạt động thể lực bình thường và duy trì cân nặng hợp lý.
Thiết kế bữa ăn đơn giản, không quá đắt tiền và phù hợp với tập quán địa phương.
Cân bằng tỷ lệ carbohydrate, protein và chất béo; bổ sung những loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, ít chất béo và calo như rau củ, trái cây, các loại ngũ cốc nguyên hạt; theo dõi đường huyết sau bữa ăn… Bệnh nhân có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc các chuyên gia dinh dưỡng để được hướng dẫn chế độ ăn uống thích hợp.

 

Thực đơn cho bệnh nhân tiểu đường luôn được quan tâm và chú trọng, cân bằng các nhóm chất khi được nạp vào cơ thể để giảm nguy cơ tăng đường.

Người tiểu đường có dùng được yến sào ?

Người tiểu đường cần có thực đơn riêng, hạn chế tối đa đường trong thực phẩm và bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng. Vì vậy, rất nhiều bệnh nhân tiểu đường muốn bổ sung thêm yến sào trong thực đơn của mình. Tuy nhiên, bệnh nhân tiểu đường đều không biết liệu yến sào chưng sẵn có được sử dụng cho người tiểu đường hay không?

Và câu trả lời là có thể sử dụng yến sào dành riêng cho người ăn kiêng và tiểu đường cho bệnh nhân tiểu đường. Trong yến sào dùng cho người tiểu đường, đường được sử dụng là loại đường ăn kiêng sucralose, một loại đường chuyên dùng cho người ăn kiêng và bệnh nhân tiểu đường.

Ngoài ra, yến sào bổ sung dinh dưỡng tốt, cung cấp rất nhiều dinh dưỡng thiết yếu cho người tiểu đường.

 

Yến sào dành riêng cho người ăn kiêng, tiểu đường. 

1.2. Vận động

Việc vận động không chỉ giúp giảm chỉ số đường huyết, duy trì cân nặng ở mức ổn định mà còn giúp giảm nguy cơ bệnh tim mạch…Khuyến cáo bệnh nhân tiểu đường tập thể dục thể thao ít nhất 5 ngày mỗi tuần với thời gian tập 30 phút mỗi ngày, bệnh nhân có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để được hướng dẫn bài tập phù hợp.

Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh được đầu tư xây dựng khang trang, bố trí hệ thống máy móc xét nghiệm hiện đại, quy tụ đội ngũ bác sĩ là những chuyên gia nội tiết – đái tháo đường nhiều năm kinh nghiệm làm việc tại chuyên khoa Nội tiết của các bệnh viện tuyến đầu, cam kết mang đến dịch vụ thăm khám, chẩn đoán chính xác và điều trị hiệu quả bệnh đái tháo đường và các bệnh lý nội tiết.

 

Hotline: 0236.366.2055
Thông báo